Giấy phép xuất khẩu là gì? Quy định về giấy phép xuất khẩu

Giấy phép xuất khẩu là gì? Quy định về giấy phép xuất khẩu

1. Giấy phép xuất khẩu là gì?

Giấy phép xuất khẩu là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với một số loại hàng hóa cụ thể. Giấy phép xuất khẩu chỉ định đến một địa điểm nhất định được ghi trên giấy phép và là tài liệu chứng minh hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu.

2. Quy định về giấy phép xuất khẩu:

Theo pháp luật Việt Nam, quy định về giấy phép xuất khẩu bên cạnh việc quy định tại Luật Quản lý Ngoại thương và văn bản hướng dẫn thì còn được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bởi đối với mỗi loại hàng hóa đặc thù thì quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp có sự khác nhau. Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương đã liệt kê một số loại hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu, bao gồm: Tiền chất công nghiệp; Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp; Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định; Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ; Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động.

Cung cấp cụ thể hơn về quy định đối với giấy phép xuất khẩu của một số hàng hóa xuất khẩu như sau:

– Giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp:

+ Cơ sở pháp lý: Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất.

Khoản 1, Điều 12, Nghị định 113 nêu rõ rằng: “Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.” Như vậy, trừ trường hợp được miễn tại Khoản 1, Điều 13 thì mọi trường hợp xuất khẩu tiền chất công nghiệp đều phải có giấy phép xuất khẩu nếu không muốn bị xem là bất hợp pháp.

+ Thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu là Bộ Công Thương (đơn vị chuyên môn).

+ Thời hạn của giấy phép được ghi nhận là trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

+ Trình tự, thủ tục cấp như sau:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ (Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu; Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1) gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Nhìn chung, trình tự thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu khá đơn giản, thời hạn diễn ra cũng nhanh chóng, hơn nữa việc thực hiện qua cổng thông tin dịch vụ công sẽ làm cho mọi thủ tục hành chính cũng được diễn ra thuận tiện hơn.

– Giấy phép FLEGT đối với xuất khẩu gỗ vào thị trường EU:

Cơ sở pháp lý: Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Giấy phép FLEGT được giải thích là “văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.” (Khoản 2, Điều 3, Nghị định 102).

Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT tối đa là 06 tháng kể từ ngày cấp.

Có thể thấy rằng, các quy định về giấy phép xuất khẩu đối với mỗi loại hàng hóa được pháp luật ghi nhận rất cụ thể, rõ ràng và ngày càng đơn giản về thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và tìm kiếm nguồn ngoại tệ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.

Với ví trị là Nghị định chung nhất quy định về giấy phép nhập khẩu, Nghị 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương có quy định như sau:

Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:

1. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.

b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

2Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:

 

 

a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện h sơ.

c) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

d) Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

đ) Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

– Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

– Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Phân tích rõ hơn về điều luật trên, có thể thấy rằng, giấy phép xuất khẩu trong trường hợp trên chỉ áp dụng đối với thương nhân đủ điều kiện, mặc dù trên lý thuyết thương nhân bao gồm cả cá nhân nhưng thực tế tại Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp. Quy định trên là quy định chung nhất về thẩm quyền cũng như trình tự thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, là căn cứ để các các nghị định quy định cụ thể đối với mỗi loại hàng hóa tiếp thu và ghi nhận theo đó, tạo ra một hệ thống cấp phép thống nhất, hiệu quả và đảm bảo đúng quy định và mang lại cho nước nhập khẩu một cái nhìn tin tưởng hơn về thị trường Việt Nam.

Tìm hiểu về giấy phép xuất khẩu trong EU, họ cho rằng:

Điều này phụ thuộc vào các ngưỡng giá trị và độ tuổi đối với loại tài sản văn hóa cụ thể. Các ngưỡng giống nhau được áp dụng ở tất cả các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu. Đối tượng được xuất khẩu phải là tài sản hoặc thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người có ý định bán, sử dụng hoặc trưng bày nó ở một quốc gia ngoài EU.

Các ngưỡng này không chỉ áp dụng đối với hàng hóa được xuất khẩu vĩnh viễn sang một quốc gia bên ngoài EU (ví dụ để bán), mà còn đối với hàng hóa tạm xuất, để phục chế hoặc triển lãm trong bảo tàng hoặc tại hội chợ nghệ thuật.

Giấy phép xuất khẩu áp dụng cho tất cả các hình thức vận tải được sử dụng để qua biên giới. Ngay cả khi bạn mang theo hàng hóa văn hóa trong hành lý của mình hoặc gửi chúng qua đường bưu điện, bạn có thể phải xin giấy phép.

Ví dụ: để xuất khẩu một bức vẽ 60 tuổi sang một quốc gia bên ngoài EU với giá trị 20.000 € thì cần phải có giấy phép, vì ngưỡng giá trị cho các bức vẽ (danh mục 5) là 15.000 € và ngưỡng tuổi là 50 tuổi.

Rate this post